Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

TRƯỜNG NGHỀ TUYỂN SINH NHƯ THẾ NÀO?

Bạn có dự định sẽ học nghề và cần các thông tin về tuyển sinh, học nghề?

Bạn vẫn chưa rõ hoặc không biết trường nghề tuyển sinh như thế nào?

Bạn nghĩ rằng, tuyển sinh để học nghề chắc cũng như tuyển sinh để vào đại học?
...
Và, trong bài này, bạn sẽ có thông tin cụ thể.

1. Tốt nghiệp THCS/THPT: Nếu bạn tốt nghiệp THCS, bạn đã có thể học trung cấp ở 1 trường nghề. Như vậy, chỉ cần bạn có giấy chứng nhận hoàn thành THCS hoặc có bằng cấp 2, thì bạn đã có thể học nghề (bậc trung cấp). Nếu bạn tốt nghiệp THPT, bạn đã có thể học cao đẳng ở 1 trường cao đẳng. Như vậy, chỉ cần bạn có giấy chứng nhận hoàn thành THPT hoặc có bằng cấp 3, thì bạn đã có thể học nghề (bậc cao đẳng). Hầu hết các trường nghề hiện nay, chỉ yêu cầu bạn tốt nghiệp THCS/THPT và như vậy là đủ điều kiện để bạn học trung cấp hoặc cao đẳng.

2. Xét học bạ THCS/THPT: Bên cạnh yêu cầu phải tốt nghiệp THCS/THPT để học Trung cấp/Cao đẳng, thì nhiều trường cũng có yêu cầu bạn cung cấp học bạ để minh chứng về điểm số trong quá trình bạn đã học ở cấp 2, hoặc cấp 3. Các trường có thể căn cứ vào điểm trung bình 4 năm học cấp 2 hoặc 3 năm học cấp 3 của bạn. Chắc chắn là bạn đều đạt từ 5,0 trở lên rồi. Và, bạn cũng không phải lo lắng nhiều, khi các trường cũng chỉ yêu cầu bạn có điểm trung bình từ 5,0 là học được Trung cấp/Cao đẳng.

3. Xét điểm thi THPT: Một số trường (rất ít), có yêu cầu sẽ xét điểm thi (kết quả thi) THPT của bạn để vào học Cao đẳng. Đây là những trường có số bạn trẻ đăng ký học đông, nhưng chỉ tiêu có giới hạn. Việc này cũng không phải là áp lực hay khó khăn gì cho bạn. Bởi vì, có rất nhiều trường ở các tỉnh. Và, bạn có thể chọn học 1 trường gần nhà, nếu như chưa thể cạnh tranh vào các trường "hot" ở những thành phố lớn.

4. Thi tuyển năng khiếu: Với các nghề đặc thù, như âm nhạc, hội họa,...ngoài việc bạn phải có bằng THPT/THCS, thì có thể 1 số trường sẽ yêu cầu bạn trình diễn năng khiếu. Đây cũng là hợp lý và cũng là để xác định được mức độ phù hợp của bạn với nghề mà bạn muốn chọn học.

5. Điểm môn ngoại ngữ: Với các nghề quốc tế, trong thông tin tuyển sinh, có thể sẽ yêu cầu về điểm ngoại ngữ trong quá trình bạn học ở bậc phổ thông, hoặc điểm thi ngoại ngữ của bạn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nếu trúng tuyển, sau này, bạn sẽ học thêm ngoại ngữ rất nhiều.

6. Phỏng vấn: Vài trường, ngoài các điều kiện bắt buộc như yêu cầu về bằng cấp, bạn sẽ được phỏng vấn sau khi đăng ký dự tuyển. Việc phỏng vấn, sơ tuyển ban đầu cũng để xem xét bạn có phù hợp với yêu cầu của nghề dự tuyển hay không.

Dự tuyển và vào học nghề - không khó. Nếu bạn cố gắng trong học tập, bạn sẽ có việc làm tốt trong tương lai.

Bạn xem Video Clip tại đây.

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

BẰNG ĐẠI HỌC CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

Sau THPT, bạn có rất nhiều lựa chọn trong việc học tập. Đó có thể là học trung cấp, học cao đẳng, chứ không chỉ phải "vào Đại học bằng mọi giá". Bên cạnh đó, nếu bạn chưa có điều kiện, thời gian để học ngay bậc Đại học, thì bạn hoàn toàn có thể "đi từng bước", học liên thông, sau thời gian, bạn cũng có được bằng Đại học. Ngoài ra, nhiều bạn cho rằng, bằng Đại học rất quan trọng, nên phải có. Nhưng, thật sự, nó chỉ quan trọng khi đi cùng với năng lực thật sự của bạn.

Bạn cùng tìm hiểu và từ đây, có thể trả lời câu hỏi ở trên. Và, có thể quan trọng / rất quan trọng với bạn, nhưng với người khác thì chưa hẳn là như vậy.

1. Nhiều công việc hiện nay, không cần người có bằng Đại học: Thật sự là như vậy và được thể hiện qua thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần 1 kỹ sư (có bằng Đại học), nhưng cần đến cả trăm kỹ thuật viên / thợ lành nghề (có bằng trung cấp, cao đẳng). Ở các nước công nghiệp, số lượng kỹ sư, cử nhân, không thể nhiều bằng số lượng người lao động có kỹ năng nghề tốt.

2. Học nghề phù hợp để làm: Bạn cần xác định, không phải chỉ có vào Đại học thì mới thành công. Để thành công, trước hết, bạn chọn được nghề phù hợp với đam mê, sở thích và chọn được trường phù hợp. Trường đó, có thể là trường trung cấp, trường cao đẳng.

3. Sở thích, đam mê, lý tưởng: Bạn đã từng tìm hiểu, suy ngẫm và biết được, đâu là sở thích, đam mê, lý tưởng của bạn không? Nếu đã xác định được thì quá tốt, và bạn tiếp tục xác định trường / nghề phù hợp để học. Nếu chưa, bạn nên lắng nghe, tiếp tục tìm hiểu. Khi học, bạn có đam mê và gắn với sở thích, thì bạn sẽ học tốt. Và khi làm, nếu thấy được những đóng góp của bạn có ích cho doanh nghiệp, thì đó là thành công, hạnh phúc. Việc này, không liên quan đến việc bạn có bằng Đại học hay không.

4. Doanh nghiệp cần người làm việc: mục tiêu của hầu hết doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay là lợi nhuận. Và, để có lợi nhuận thì cần có sản phẩm / dịch vụ tốt, cung cấp cho nhiều khách hàng. Nhưng, ai sẽ làm ra sản phẩm / dịch vụ tốt? Họ cần đến bạn để thực hiện việc này. Và, bạn làm được thì bạn có thu nhập tốt. Việc này, cũng không hẳn, bạn phải có bằng Đại học.

5. Tạo giá trị, đóng góp, hạnh phúc: Như đã viết ở trên, nếu bạn tạo ra được sản phẩm tốt, bạn có đóng góp cho doanh nghiệp, thì bạn sẽ thấy hạnh phúc. Để tạo ra sản phẩm, cần đến sự chung tay của nhiều người, trong đó có bạn. Cho nên, nếu bạn chưa có bằng Đại học nhưng lại mang đến nhiều thành công cho doanh nghiệp, thì bạn xứng đáng được tuyên dương, khen thưởng.

6. Học suốt đời, cơ hội cho mọi người trong học tập: Hiện nay, bạn có thể học cả đời, nếu muốn. Bạn có thể học online và rồi bạn có bằng Đại học. Bạn còn trẻ và bạn có rất nhiều cơ hội. Cho nên, nếu bạn muốn, có quyết tâm, thì hôm nay, ngày mai, bạn chưa có bằng Đại học, nhưng rồi bạn sẽ có, bằng việc học tiếp, học nữa, học mãi.

Từ những phân tích trên, bạn đã có thể tự trả lời về vai trò của bằng Đại học.

Bạn xem Video Clip tại đây.

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

HỌC NGHỀ QUỐC TẾ, TRƯỜNG QUỐC TẾ

Hiện nay, nhiều ngành nghề và nhiều trường có thêm chữ "Quốc tế". Bạn hoàn toàn có thể chọn và học. Tuy nhiên, để đi đến quyết định cuối cùng, bạn cần có những việc phải quan tâm, cân nhắc, tìm hiểu, hoàn toàn không nên "chọn đại" hay chọn vì chữ "quốc tế".

1. Học phí: Đi học và học, bạn phải nộp học phí. Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm. Vậy thì, bạn cần quan tâm đến việc này. Bạn nên tìm hiểu mức học phí của nghề muốn học, trường muốn học. Học phí của các nghề, các trường có chữ "quốc tế" thường cao hơn các nghề, các trường không có chữ "quốc tế". Bạn cần quan tâm đến khả năng tài chính của gia đình bạn khi chọn học ở đâu, học trường công hay tư, học nghề / trường có chữ "quốc tế" hay không. Học phí cũng là 1 gánh nặng cho bạn và gia đình bạn. 

2. Ngoại ngữ: Các nghề quốc tế, trường quốc tế,...đều có những yêu cầu cao về ngoại ngữ. Vậy, bạn nghĩ rằng, bạn có thể đáp ứng được không? Với nhiều bạn, ngoại ngữ cũng là 1 rào cản khó có thể vượt qua, dù các bạn ấy có năng lực nghề nghiệp tốt, năng lực học tập tốt. Ngoại ngữ thì rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần có chút năng khiếu, đam mê, sở thích với việc học ngoại ngữ và xác định học tập với 1 tâm thế tích cực. Nếu không, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó đạt mục tiêu trong học tập.

3. Tin học: Hiện nay, bạn không chỉ nên biết và có thể sử dụng được tin học văn phòng, mà còn là tin học chuyên ngành, tin học thuộc nghề bạn đang theo học. Với nghề quốc tế và trường quốc tế, yêu cầu về kỹ năng CNTT cũng sẽ cao hơn so với các nghề khác, trường khác. Bạn cần lưu ý điều này.

4. Hướng ngoại: Môi trường quốc tế luôn cần những người trẻ năng động, tích cực, hướng ngoại. Vậy, bạn có nhận thấy rằng, bạn có thể đáp ứng những yêu cầu này không? Chỉ có bạn mới hiểu bạn rõ nhất. Chỉ có bạn mới biết rằng, bạn như thế nào. Môi trường quốc tế không chỉ có học, mà còn là giao lưu, hợp tác, kết nối, chia sẻ.

5. Văn hóa: Trong môi trường quốc tế, văn hóa ở đây là văn hóa toàn cầu, văn hóa rộng mở, kết nối, đa dạng. Vì vậy, với bạn, bạn có tự nhận thấy rằng, bạn hoàn toàn có thể muốn học hỏi, muốn tìm hiểu, muốn nghiên cứu, muốn tham gia cùng với nhiều thầy cô, bạn bè hay không?

6. Kiến thức "mềm": Khi học những nghề quốc tế, tại trường quốc tế, kiến thức "mềm" luôn luôn được chú trọng. Bạn không chỉ học chuyên môn về nghề nghiệp mà còn được bồi dưỡng để có được những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề,...

Học nghề quốc tế, trường quốc tế, bạn sẽ có bằng cấp, năng lực quốc tế. Nhưng, mọi việc đều phải cần cân nhắc thật kỹ.

Bạn xem Video Clip tại đây.