Khi bạn làm hồ sơ để ứng tuyển vào một vị trí công việc
trong doanh nghiệp.
1. Tất cả là giấy A4: có nghĩa là, cho dù bạn photo và đi công chứng CMND thì bạn
cũng nên yêu cầu người photo, để CMND của bạn trên tờ giấy A4. Bạn không cần phải
cắt tờ giấy này cho ngang bằng với kích thước của CMND.
2. Dán hình thẻ mới: nhiều bạn không quan tâm đến vấn đề này và lấy hình thẻ đã
rất lâu, rất cũ dán vào lý lịch hoặc nộp kèm theo hồ sơ. Hiện nay, bạn hoàn
toàn có thể nhanh chóng và dễ dàng để có được hình thẻ sáng, đẹp, lịch sự và
nộp kèm hồ sơ.
3. Kiểm tra chính tả: không phải người Việt và viết tiếng Việt thì không gặp lỗi
chính tả. Với những từ mà bạn còn phân vân, bạn nên tra cứu để viết đúng. Việc
này hoàn toàn không khó vì đã có internet cũng như từ điển tiếng Việt online hỗ
trợ.
4. Địa chỉ Email nghiêm túc: bạn có thể có rất nhiều địa chỉ Email. Nhưng, khi liên lạc
với thầy cô, hoặc bạn ghi thông tin cá nhân vào hồ sơ thì địa chỉ này phải thật
sự nghiêm túc. Bạn không thể lấy địa chỉ (ví dụ như: traixinhgaidep@gmail.com).
5. Viết tay thư ứng tuyển: nếu mua hồ sơ bên ngoài thì bạn sẽ thấy có đơn xin việc
trong hồ sơ. Tuy nhiên, bạn không đi xin việc và chờ ban phát mà bạn ứng tuyển
với việc phù hợp. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên viết tay lá thư này.
6. Không dùng hồ sơ mẫu: hiện nay, nếu bạn mua hồ sơ bên ngoài và điền vào thì sẽ có
thể bị đánh giá là không chuyên nghiệp. Bạn có thể mua, tham khảo nhưng nên
thiết kế và đánh máy / viết tay, in ấn,…để có 1 hồ sơ chuyên nghiệp.
7. Kết nối GV, người giúp đỡ: trong quá trình học, bạn cần trao đổi với GV và duy trì sự
kết nối về sau. Sau này, khi bạn cần đến những nhận xét của GV và gửi cho doanh
nghiệp, bạn dễ dàng thực hiện. Bạn cũng nên kết nối với người đã hướng dẫn thực
tập.
8. Bổ sung giấy tờ “điểm cộng”: mẫu tin tuyển dụng thường có yêu cầu về các giấy tờ phải
nộp. Tuy nhiên, nếu bạn có những thành tích tốt trong học tập, trong nghiên cứu
khoa học thì bạn nên thêm vào trong hồ sơ để gây chú ý.
9. Sắp xếp theo thứ tự: khi thực hiện hồ sơ, các giấy tờ (chứ không riêng gì CMND),
bạn nên đưa về giấy A4, khổ đứng. Và, kẹp các giấy tờ này cũng như sắp xếp theo
thứ tự, kèm với danh mục thứ tự giấy tờ ngoài bìa hồ sơ để người xem dể dàng
theo dõi.
10. Lưu lại một bản của hồ sơ: bạn nên lưu lại một bản của hồ sơ để khi được mời tham gia
phỏng vấn, bạn có thể xem lại để biết bạn đã viết gì, đã gửi gì. Từ đó, bạn
chuẩn bị thêm để buổi phỏng vấn được hoàn hảo.
Có chuẩn bị, có lưu ý, bạn sẽ tự tin trong
phỏng vấn và công việc sau này.
Bạn xem Video Clip tại đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét