Trong cuộc sống, trong công việc và ngay cả
trong học tập, bạn cần có mục tiêu và kế hoạch. Và từ đó, bạn có thể đi đúng hướng.
Nhưng, xây dựng mục tiêu cho chính bạn không hề đơn giản. Bạn phải hiểu được
chính bản thân bạn và những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Trong bài viết này,
bạn sẽ có thêm ví dụ, để bạn tham khảo và từ đó xây dựng mục tiêu trong học
tập.
Mục tiêu được xây dựng theo công thức SMART (bạn
có thể xem ở những bài viết trước) và tìm thêm thông tin trên Internet. Và đây
là ví dụ:
1. S (specific – cụ thể):
Nếu bạn viết: 3 tháng tới, tôi sẽ thi tiếng Anh,
thì như vậy vẫn còn chưa cụ thể.
Bạn nên đặt ra: 3 tháng tới, tôi sẽ thi tiếng
Anh (đạt Toeic 600). Thi, không phải để cho vui và bạn cần đặt ra số điểm mong muốn
để phấn đấu, hoàn thành.
2. M (measurable – đo, đếm được):
Nếu bạn viết: tôi sẽ nghe được tiếng Anh, thì
như vậy là chưa đo lường được.
Bạn cần đặt ra: tôi sẽ nghe được tiếng Anh cơ
bản trong 3 tháng tới. Trước hết là tiếng Anh cơ bản và trong 3 tháng có thể
nghe được, rồi bạn thực hiện tiếp tục.
3. A (achievable – có thể đạt được):
Ví dụ, bạn viết: tôi sẽ có nhiều điểm tốt. Như
vậy, chắc gì bạn đạt được.
Bạn nên thay đổi thành: tôi sẽ có 5 điểm A+
trong học kỳ này. Như vậy, bạn biết năng lực của bạn đến đâu và đã đặt ra mục
tiêu như thế.
4. R (relevant – thực tế):
Nếu bạn đặt: tôi sẽ khởi nghiệp từ năm 1. Như
vậy, không thực tế, vì bạn đã có kiến thức gì về khởi nghiệp hay chưa mà mong
muốn khởi nghiệp từ năm 1.
Bạn nên thay đổi: tôi sẽ khởi nghiệp sau 2 năm
tốt nghiệp (đi làm, có vốn, kinh nghiệm).
5. T (timely – có thời hạn):
Ví dụ: tương lai, tôi sẽ là kỹ sư. Như vậy, vẫn chưa biết
khi nào có thể là kỹ sư
Bạn nên gắn với thời gian: 2 năm sau tốt nghiệp, tôi sẽ
thành kỹ sư giỏi.
Bạn hãy tự lập mục tiêu cho chính bạn về học ngoại ngữ, học nghề,…
Bạn xem Video Clip tại đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét