1. Hướng vào vấn đề: khi
giao tiếp, người giao tiếp cần tập trung vào vấn đề, nội dung. Lưu ý, không tập
trung vào con người để rồi có thể xảy ra công kích. Nếu như bạn trao đổi với
bạn bè về việc học tập, thực hành thì nên tập trung vào việc này để tìm giải
pháp tốt nhất hoặc để có thêm thông tin. Bạn không nên nhận xét về bạn bè hoặc người
khác vì nó không phải là việc chính trong quá trình giao tiếp này.
2. Mô tả: khi giao
tiếp, bạn nên mô tả về sự việc hay vấn đề đang trao đổi. Bạn không nên đánh
giá, nhận xét vì mang tính chủ quan. Bạn cần có chính kiến nhưng nếu chủ quan
sẽ có thể gây ảnh hưởng đến người khác.
3. Coi trọng người giao tiếp:
như đã nêu ở trên, giao tiếp là hoạt động giữa người với người. Vì vậy, bạn cần
tôn trọng người đối diện. Không chỉ riêng thầy cô của bạn mà bạn bè của bạn
cũng cần được bạn tôn trọng. Nếu có lời nói xúc phạm đến người khác thì giao
tiếp sẽ đổ vỡ ngay.
4. Trách nhiệm với thông tin: hiện
nay, thông tin ngày một nhiều và trong đó, tin giả cũng không phải là ít. Bạn
cần cẩn trọng, kiểm chứng khi cung cấp thông tin hoặc chia sẻ thông tin. Có
thể, bạn không có ý xấu nhưng bạn có thể gặp rắc rối vì tin bạn chia sẻ đã
không đúng sự thật.
5. Lắng nghe: nghe và
lắng nghe là kỹ năng mà mỗi người cần phải có. Khi lắng nghe, bạn vừa tôn trọng
người đang giao tiếp, bạn vừa thu nhận được thông tin bổ ích. Nhiều lúc, bạn
cần dành thời gian để lắng nghe và từ đó, bạn học thêm được rất nhiều điều.
6. Giao tiếp 2 chiều:
bạn không thể “dành” người khác để rồi một mình bạn nói. Khi người khác nói,
bạn lắng nghe và ngược lại. Bạn nên dành cơ hội cho người khác để cuộc giao
tiếp của bạn và người đối diện được hiệu quả.
Việc gì cũng cần luyện tập và giao tiếp cũng vậy. Giao tiếp
tốt thì sẽ mang lại cho bạn nhiều thành công.
Giao tiếp là “chìa khóa” để bạn có thể giải
quyết rất nhiều công việc khác nhau. Học tập – bạn giao tiếp với thầy cô, bạn bè.
Làm việc – bạn giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp.
Bạn xem Video Clip tại đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét