1. Không muốn nghe: do
bạn không muốn nghe nên khi người khác nói, bạn sẽ không tập trung. Và có thể,
đến khi kết thúc cả buổi trò chuyện, bạn cũng không biết người trình bày đã đề
cập đến nội dung gì. Thật lãng phí thời gian nếu bạn như vậy. Và, trong thực
tế, có thể bạn chán học một môn nào đó, nên khi giảng viên trình bày, bạn không
muốn nghe, dẫn đến kết quả là không đạt được mục tiêu đã đề ra, việc học của
bạn cũng không đạt được kết quả tốt. Bên cạnh đó, nội dung được trình bày có
thể không hấp dẫn, nên bạn không muốn nghe.
2. Nghe không tập trung:
khi bạn có quá nhiều việc phải lo, nhiều việc quan trọng phải làm và bạn không
còn tập trung vào việc nghe ai đó trình bày. Bạn suy nghĩ việc khác thì việc phải
nghe thêm một nội dung khác là không hiệu quả. Một người không thể cùng 1 lúc
làm rất nhiều việc khác nhau. Nghe việc này thì sẽ không còn tập trung vào việc
kia.
3. Nghe “phục kích”: ở
đây, bạn nghe nhưng với tâm thế là tìm lỗi sai, sơ hở của người trình bày để
công kích, chứ không phải nghe để thu nhận, để học hỏi và tiến bộ. Như vậy, bạn
đến với buổi nghe với tâm thế không tích cực và điều này hoàn toàn không tốt,
cũng như có thể mang đến mâu thuẫn với người trình bày.
4. Quá tải thông tin: ngày
nay, thông tin rất nhiều. Nếu trong một thời gian ngắn, bạn phải tiếp nhận quá
nhiều thông tin thì bạn sẽ rất mệt mỏi và “quên trước, quên sau”.
5. Nghe “phòng thủ”: bạn
sợ người khác hỏi đến bạn hoặc sợ yêu cầu phải trả lời các câu hỏi và từ đó,
bạn nghe nhưng trong suy nghĩ rất lo lắng. Thật tiếc vì nếu có hỏi và bạn phải
trả lời thì cũng là nêu ý kiến của cá nhân bạn. Qua đó, bạn có thể học hỏi thêm
từ người khác.
6. Nghe một phần: khi
nghe, bạn vào trễ hoặc phải lo việc khác và như vậy, có thông tin bạn nghe
được, có thông tin bạn không nghe được. Kết quả là, bạn cũng không thu lượm
được gì nhiều và đôi khi còn hiểu sai vấn đề.
Bạn cần tập trung khi nghe và lắng nghe để đạt hiệu quả. Có
kỹ năng nghe và lắng nghe, bạn sẽ có thêm nhiều thuận lợi vì bạn đã có thông
tin và tiếp tục tìm hiểu nội dung bạn quan tâm, cũng như học hỏi được rất nhiều
khi nghe.
Nếu bạn nghe tiếng Việt, giao tiếp với người Việt
mà không hiệu quả, thì thật khó đến bạn có thể học ngoại ngữ.
Bạn xem Video Clip tại đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét